Làm Giàu Ceo Mog Trần Anh Dũng: Thị Trường Công Nghệ Không Có Chỗ Cho Startup “sống Ảo”

Thảo luận trong 'Chia Sẽ Kinh Nghiệm, Ý Tưởng Kinh Doanh, Làm Giàu' bắt đầu bởi Tuy Hòa Colection, 13/10/16.

  1. Tuy Hòa Colection

    Tuy Hòa Colection Biên Tập Viên

    Tham gia ngày:
    12/3/15
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Tuy Hòa Plus -
    [​IMG]

    Tổng Giám đốc MOG Trần Anh Dũng.

    Thành lập cuối năm 2011, startup công nghệ mWork của Tổng Giám đốc Trần Anh Dũng được biết là doanh nghiệp cung cấp nền tảng tiếp thị liên kết giúp cho các nhà phát hành ứng dụng game, nội dung số tại Việt Nam kết nối hàng triệu người dùng.

    Bốn năm sau, tháng 8/2015, mWork đã đổi tên thành MOG và hiện "tham chiến" ở hàng loạt lĩnh vực như quảng cáo online, thanh toán điện tử, ví điện tử, tiện ích di động, game, kết nối bán lẻ với số lượng nhân viên đến nay vượt trên con số 300.

    Chọn lĩnh vực vừa sức, đừng dại đối đầu với người khổng lồ

    Để có được như hôm nay, MOG của anh đã trải qua hành trình khởi nghiệp ra sao?

    Thời điểm năm 2011 khi tôi còn làm tại Tinh Vân, thị trường dịch vụ giá trị gia tăng mobile Internet, mobile game bắt đầu nở rộ, smartphone dần xuất hiện nhiều hơn thay thế điện thoại phổ thông và thị phần Nokia chiếm tới trên 70%. Trong khi người dùng đang rất “khát” những game có nội dung chất lượng để chơi thì Google Play và Apple Store chưa phát triển, nhiều doanh nghiệp loay hoay tìm nguồn phân phối game để tiếp cận người dùng.

    “Vậy tại sao không mở công ty trung gian phân phối game?”, trả lời cho câu hỏi đó, mWork (tên gọi trước đây của MOG – PV) đã ra đời.

    Ban đầu mWork có 5 người. Tôi và một người nữa là đồng sáng lập, còn lại 3 người phụ trách về kinh doanh, kế toán và phụ trách mua hàng.

    Đầu năm 2012 nghỉ hẳn công việc tại Tinh Vân, tôi cùng cộng sự lao vào phát triển dịch vụ, phát triển mạng lưới khắp nơi, kể cả các cửa hàng di động có Facebook, website, xây dựng tỷ lệ ăn chia hợp lý cho mạng lưới phân phối.

    May mắn là mWork khởi nghiệp thuận lợi. Ngay tháng đầu tiên đã có lãi và các tháng đều tăng trưởng. Dù phải cạnh tranh trực tiếp với Google AdMob nhưng nền tảng của mWork đã tạo ra sức hút lớn do tạo lợi nhuận tốt hơn cho nhà sản xuất game, nhiều người sẵn sàng rời bỏ nền tảng của Google, nhiều game studio đã tự tìm đến để đặt vấn đề hợp tác với chúng tôi.

    Từ năm 2012 đến hết 2015, không có quý nào chúng tôi bị giảm so với quý trước. Có tháng lên tới 100 – 200%, lượt tải vào những tháng cao điểm lên đến con số 20 triệu.

    Yếu tố nào đã giúp mWork “bắn trúng đích” ngay từ viên đạn đầu tiên?

    Tôi cho rằng mWork đã lựa chọn mô hình đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, giải đúng miếng ghép thị trường thời điểm khi đó đang cần. Ngoài ra đó cũng là sự may mắn và hội tụ đủ yếu tố thiên thời địa lợi.

    Chúng tôi có đội ngũ nhân sự mạnh đảm nhận các vị trí cốt lõi, nguồn game phân phối chất lượng và dồi dào. MOG chỉ lựa chọn game thuộc top của thị trường độ hấp dẫn cao, tiềm năng, có vòng đời dài và khả năng đạt doanh thu lớn.

    Thậm chí chúng tôi đặt ra chỉ tiêu 80% game chất lượng của các nhà sản xuất lớn trên thị trường phải có trên mạng lưới của mWork.

    [​IMG]

    MOG hiện tham chiến

    Vậy có thời điểm nào mWork đã phải đứng trước khó khăn tưởng chừng khó vượt qua?

    Đang trên đà phát triển, đến năm 2014 thì smartphone, đặc biệt là máy Android Trung Quốc ồ ạt đổ vào Việt Nam, thị phần Android chiếm trên 50% đã đẩy thị phần Nokia nhanh chóng sụt giảm, thói quen người dùng cũng thay đổi khi tin vào việc tải từ Google Play hơn, trong khi thế mạnh của mWork lại là lượng người dùng tải từ traffic bên ngoài.

    Làn sóng đó đã buộc chúng tôi không còn con đường nào khác phải sớm thay đổi để thích nghi. Đây là thực tế dẫn đến câu chuyện về sự dịch chuyển của mWork thành MOG năm 2015 với nhiều mảng thanh toán điện tử, ví điện tử, tiện ích di động, game…

    Tôi nói thật, startup ở Việt Nam để làm được cái gọi là “Big Thing” như mạng xã hội, OTT… rất khó, chưa đủ tầm. Bởi những lĩnh vực đó các doanh nghiệp lớn trên thế giới và Việt Nam họ làm hết rồi. Câu chuyện còn lại chỉ là có thể đưa mô hình sáng tạo về Việt Nam áp dụng khôn ngoan và bản địa hóa tốt mà thôi.

    Phải cố gắng tiếp tục “khởi nghiệp”, tìm cơ hội ở những thị trường ngách, chọn lĩnh vực là thế mạnh và đưa yếu tố sáng tạo vào đó để tồn tại. Chứ tính làm lớn trong khi nguồn lực và vốn hạn chế thì kiểu gì cũng thua.

    Ví dụ với 1Pay, chúng tôi tập trung chủ yếu cung cấp cho ngành game, nội dung số chứ chưa phải là thương mại điện tử, do chúng tôi hiểu thị trường game hơn.

    Hoặc các mô hình toàn cầu như của Google, Facebook… họ thường giải bài toán chung và trong đó vẫn còn có những miếng ghép bỏ ngỏ để doanh nghiệp nội địa hợp tác. Đấy là ngách để MOG tồn tại.

    Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: không đối đầu mà quan hệ cộng sinh với doanh nghiệp lớn. Ví dụ với nền tảng Marketing Automation AdCoffee.io của MOG, toàn bộ quảng cáo của doanh nghiệp vẫn chạy trên nền tảng Facebook, công nghệ của chúng tôi giúp cho việc chạy quảng cáo trên Facebook được tối ưu và hiệu quả cao nhất.

    Hiện chúng tôi đang đẩy mạnh phát triển nền tảng Marketing Automation để có thể vươn lên số 1 tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á. Còn một số lĩnh vực khác cũng đang làm nhưng phải sang năm 2017 mới có thể công bố.

    Trước sự thay đổi chóng mặt của thị trường Internet, đâu là những yếu tố đã giúp cho MOG đứng vững?


    Có 3 yếu tố chúng tôi xem xét để lựa chọn. Thứ nhất chính là xác định quy mô thị trường, xem xét thị trường mình định nhảy vào có đáng làm không, dung lượng lớn không, tốc độ tăng trưởng của ngành còn tăng trưởng nhiều năm nữa không?

    Thứ hai là lựa chọn mô hình kinh doanh. Phải chọn mô hình giúp mình tạo được đột phá, phát triển nhanh hơn các đối thủ khác đang làm.

    Một startup trong tay không có nhiều tiền, nguồn lực, kinh nghiệm quản trị hạn chế, có chăng thì chỉ hơn được một cái đầu lạnh và trái tim nóng, hoặc nói thẳng ra là “đói” hơn, khao khát tồn tại mãnh liệt hơn. Nhưng vì thế mà lao vào lĩnh vực người khác đang làm thành công thì kiểu gì cũng chết sớm.

    Do đó, hãy khởi nghiệp sáng tạo, phải tạo ra được sự đột phá trong kinh doanh, xuất phát từ nền tảng công nghệ đột phá, vận dụng tối đa sức mạnh của Internet và di động.

    Yếu tố cuối cùng đó là đội ngũ. Cứ cho rằng bạn đang làm trong một mô hình đột phá, công nghệ cao, nhưng nếu con người không phù hợp, không đủ “chất” thì cũng chỉ đi cùng nhau một thời gian ngắn là tan vỡ.

    Quan điểm của tôi là phải có những người giỏi về công nghệ, kinh doanh, marketing, kế toán, gọi vốn, và người đứng đầu có khả năng lãnh đạo, truyền lửa, tạo cảm hứng và hiểu biết nhất định về tài chính, công nghệ... để cân bằng các cá nhân, dẫn dắt doanh nghiệp đi xa.

    Vậy trong bài toán nhân lực, MOG làm cách nào để chiêu mộ người tài, lương cao có phải là yếu tố quyết định?

    Khi mới mở mWork, chúng tôi chưa làm được điều đó. Quan điểm của tôi, những người giỏi họ cần một giấc mơ lớn chứ không hẳn chỉ là tiền. Vì thế, mời họ về mình phải biết truyền lửa cho họ về một giấc mơ lớn, cùng nhau làm để đi đến thành công. Ngoài ra lâu dài còn có chính sách về cổ phần, cổ phiếu, sau đó mới nói đến câu chuyện trả lương.

    Khi họ đã có hứng thú thì cho dù doanh nghiệp chưa sẵn sàng trả được mức lương cao như kỳ vọng, họ vẫn có thể tham gia.

    Doanh nghiệp khởi nghiệp có cái hay là tính linh hoạt, nhưng nhiều startup không biết dùng vũ khí đó nên không tập hợp được người tài.

    Ngoài ra còn là môi trường làm việc. Ngay từ khi khởi nghiệp, tôi luôn muốn tạo ra không gian thoải mái, đề cao sự sáng tạo và thực chiến. Bởi khi người ta nhìn vào một môi trường năng động, luôn sẵn sàng cháy hết mình thì họ sẽ có niềm tin, tin vào giấc mơ mà tôi chia sẻ sẽ thành hiện thực.

    Đối với các startup, phần lớn những người sáng lập khi mở công ty thường chọn bạn thân, người cùng làm từ trước… nhưng tôi thì khác. Phải chọn người phù hợp, phù hợp ở đây cần hiểu là cách thức tư duy, thái độ và kỹ năng. Họ không giỏi số 1 thì cũng phải là số 2 trong lĩnh vực họ đang làm và mình đang theo đuổi, bởi đơn giản thôi, họ sẽ chính là người giúp cho startup có xác suất tồn tại cao hơn.

    [​IMG]

    MOG hiện có trên 300 nhân viên, trụ sở chính đặt tại Hà Nội và văn phòng đại diện tại TP.HCM.

    Startup công nghệ đừng “sống ảo”, hãy chịu khó học hỏi

    Nhiều startup thường than thở khó tìm được vốn mồi để khởi nghiệp. Quan điểm của anh về chuyện này ra sao?

    Về câu chuyện về vốn mồi (khoản vốn ban đầu để các startup có thể đưa ý tưởng ra thị trường – PV), tôi lại cho rằng không khó kiếm, mà chính là đội ngũ đó có đủ độ chín để thuyết phục nhà đầu tư rót vốn hay chưa.

    Nên nhớ, các nhà đầu tư rất “già dơ”, nếu dự án của một startup có 10 phần thì họ có thể nhanh chóng nhìn được đến 9 phần trong đó là nó có khả năng thành công hay không. Khi người ta không nhìn thấy cơ hội thành công thì một đồng cũng không có chứ đừng nói chuyện 5000 - 10.000 USD.

    Đáng tiếc là nhiều startup lại không nhìn thấy thực tế đó. Có những người cho rằng họ rất giỏi về khởi nghiệp, tự tin mình hiểu biết, vừa bắt đầu khởi nghiệp đã đi xin vốn vài nghìn USD nhưng rốt cuộc họ chỉ là người ngây thơ, ảo tưởng, không được ai đầu tư cả.

    Họ không hiểu rằng mình đang ở trong cái bẫy về nhận thức và chỉ khi thất bại đau thương mới chịu tỉnh ngộ.

    Nên nhớ, chỉ khi startup có giải pháp tốt, giải đúng thứ thị trường đang đau khổ, có đội ngũ đủ khả năng thực thi và có track records (những thành công trước đó – PV) rõ ràng thì có thể nhà đầu tư mới nhảy vào.

    Vậy từ kinh nghiệm thực tế của mình, theo anh, các startup công nghệ non trẻ cần làm gì để hoàn thiện mình?

    Tôi cho rằng có 3 cách học rất hiệu quả. Thứ nhất đó là đọc sách, đọc báo hàng ngày để luôn có được cái nhìn mới, trải nghiệm về ngành mình đang làm. Ví dụ startup công nghệ như tôi thường đọc TechCrunch, Massable, Wired, Product Hunt, The Verge, Medium, Chinawatch…

    Thứ hai là giao lưu với những người thông minh để họ luôn cho mình góc nhìn mới, cách làmsáng tạo, làm tiết kiệm thời gian và hiệu quả.

    Và cuối cùng, yếu tố không thể thiếu đó là đi hỏi những người thành công, để nhận được những lời khuyên, sự hỗ trợ quý giá từ họ. Bạn cũng có thể tìm hiểu sự chuyên sâu qua Qoura, Networking.

    Các startup nếu biết cách tận dụng những cơ hội, yếu tố nói trên thì thực tế cũng có thể sẽ giúp được họ rất nhiều trên hành trình khởi nghiệp.

    Cảm ơn anh!

    Phần tiếp theo...
     

CLICK ỦNG HỘ PHÚ YÊN