Tin Tức Công Ty Diệp Minh Tuy Hòa Phú Yên Có Dấu Hiệu Lừa Đảo Hay Không?

Thảo luận trong 'Bản Tin Mỗi Ngày' bắt đầu bởi Tuy Hòa News, 17/9/16.

  1. Tuy Hòa News

    Tuy Hòa News Biên Tập Viên

    Tham gia ngày:
    12/3/15
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Tuy Hòa Plus - Công ty Diệp Minh Tuy Hòa Phú Yên có dấu hiệu lừa đảo hay không?

    Cùng một tài sản nhưng doanh nghiệp (DN) “hô biến” để thế chấp ở hai ngân hàng. Sự việc chỉ vỡ lở khi DN làm ăn thua lỗ, không còn khả năng trả nợ, thi hành án vào cuộc thu hồi tài sản bán đấu giá mới phát hiện ra tình trạng “một trâu hai chuồng”. Sự việc đang khiến người dân TP.Tuy Hòa (Phú Yên) bức xúc khi vốn Nhà nước bị lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích.


    [​IMG]

    Một góc khu sản xuất chế biến vật liệu xây dựng của Công ty Diệp Minh đã được mang ra đấu giá.


    Hành vi lừa đảo có cấu thành tội phạm?
    Bằng các hợp đồng vay vốn tín dụng (dựa trên Hợp đồng mua bán số 01/QĐ-DM/HĐMB/08, ngày 3/4/2008), DN Diệp Minh đầu tư hệ thống nghiền sàn đá đồng bộ, hiệu KURIMOTO, công suất 250 tấn/giờ, chất lượng trên 90%, trị giá 4 tỷ đồng. Theo đó, DN Diệp Minh đem toàn bộ hồ sơ giấy tờ của tài sản đến Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Phú Yên thế chấp bằng “Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay” số 01/8/HĐ, ngày 9/7/2008. Với hợp đồng này, DN Diệp Minh được vay 2 tỷ đồng tại BIDV Phú Yên “sử dụng cho mục đích mua hệ thống nghiền đá”.

    Sau khi mua được hệ thống thiết bị nghiền đá, công suất 175 tấn/giờ (liên doanh Việt – Nhật sản xuất) trị giá 2,954 tỷ đồng, DN Diệp Minh tiếp tục hợp đồng thế chấp tài sản với BIDV Phú Yên, theo Hợp đồng số 02/2011/HĐ, ngày 8/9/2011. Giấy tờ gốc của tài sản thiết bị thế chấp này gồm: Hợp đồng mua bán số 01/04/QĐ-DM/HĐMB/2011, ngày 04/01/2011; 02 biên bản nghiệm thu bàn giao thiết bị ngày 30/3/2011 và ngày 29/4/2011; Biên bản nghiệm thu bàn giao thiết bị đưa vào sử dụng ngày 10/6/2011; Hóa đơn GTGT số 0000018, ngày 23/7/2011.

    Theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 02/2011/HĐ, ngày 8/9/2011 giữa DN Diệp Minh với BIDV Phú Yên, Khoản 2, Điều 2 ghi rõ: “Bên thế chấp đồng ý dùng toàn bộ tài sản thế chấp được mô tả tại Điều 1 của hợp đồng để đảm bảo thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đã, đang và sẽ phát sinh trong tương lai theo toàn bộ các hợp đồng tín dụng. Hợp đồng cấp bảo lãnh đã, đang và sẽ ký giữa BIDV Phú Yên với bên thế chấp trong số tiền tối đa bằng giá trị tài sản thế chấp, theo quy định tại Điều 1 hợp đồng này”.

    Trong quá trình hoạt động, DN Diệp Minh tiếp tục nảy sinh hợp đồng tín dụng (áp dụng đối với trường hợp cho vay theo phương thức hạn mức) với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh Phú Yên. Ngày 02/11/2010, VietinBank Phú Yên và DN Diệp Minh ký Hợp đồng tín dụng số 4415/HĐTD với hạn mức cho vay 14.840.000.000 đồng. Thời hạn duy trì hạn mức cho vay là 12 tháng (kể từ ngày 02/11/2010 đến ngày 02/11/2011), mục đích vay: mua vật tư và chi phí sản xuất đá xây dựng. Đến hẹn, DN Diệp Minh lại tiếp tục ký Hợp đồng tín dụng số 3378/HĐTD với VietinBank Phú Yên, ngày 02/11/2011. Hợp đồng số 4415/HĐTD, ngày 02/11/2010 chấm dứt, được thay thế bằng Hợp đồng số 3378/HĐTD, ngày 02/11/2011, với tổng dư nợ 8.100.000.000 đồng. Tính đến ngày 11/6/2013, DN Diệp Minh nợ của VietinBank Phú Yên 5.762.497.126 đồng.

    Từ đầu năm 2013, DN Diệp Minh làm ăn thua lỗ, không còn khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi vay của VietinBank Phú Yên và BIDV Phú Yên. Tài sản ủy quyền cho các đối tác thế chấp đều bị các ngân hàng phát mãi, chỉ còn lại 2 thiết bị nghiền đá đã được khấu hao nhiều năm (giá trị chất lượng chỉ còn 40-50% ban đầu) được VietinBank Phú Yên và BIDV Phú Yên tranh giành để rồi thất bại trước “chiêu lừa” ngoạn mục của DN Diệp Minh.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đơn khởi kiện của BIDV Phú Yên.

    Hai ngân hàng tranh nhau tài sản “ế”

    Ngày 30/12/2013, Chi cục THADS TP.Tuy Hòa đã thực hiện Bản án số 31/2013/QĐST ngày 20/6/2013 của TAND TP.Tuy Hòa trong việc kê biên, xử lý tài sản đối với DN Diệp Minh (Công ty TNHH sản xuất và xây dựng Diệp Minh) để thu nợ cho VietinBank Phú Yên. Tài sản của Diệp Minh bị cưỡng chế thi hành án gồm: Khu sản xuất chế biến vật liệu xây dựng, gắn quyền sử dụng 29.990,6m2 đất và 2 dàn máy nghiền đá.

    Sau khi tháo dỡ 2 dàn máy nghiền đá đưa vào kho, Chi cục THADS TP.Tuy Hòa tiến hành đưa ra bán đấu giá “khu sản xuất chế biến VLXD, gắn quyền sử dụng 29.990,6m2” với giá khởi điểm 1.505.043.960 đồng và giá trúng qua đấu giá là 2.560.000.000 đồng. Còn 2 dàn máy nghiền đá, Chi cục THADS tiếp tục các thủ tục chuẩn bị đưa ra bán đấu giá thì bị đình chỉ, bởi có đơn khởi kiện của BIDV Phú Yên đối với 2 dàn máy nghiền đá này. Thời điểm BIDV Phú Yên khởi kiện vào ngày 18/6/2014, DN Diệp Minh có tổng dư nợ tạm tính 6.342.630.143 đồng.

    Vậy, ngân hàng nào sẽ được sở hữu “đống” tài sản mất giá này? Đây là cuộc “thi đấu” về nghiệp vụ kinh doanh thương mại, bằng các hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản giữa hai ngân hàng và DN Diệp Minh. Có hay không dấu hiệu lừa đảo của DN Diệp Minh qua các hợp đồng vay tín dụng và thế chấp tài sản? Dư luận TP.Tuy Hòa cho rằng, hồ sơ giấy tờ gốc của 2 hệ thống thiết bị nghiền đá đã được DN Diệp Minh sử dụng vào việc luân chuyển để chiếm dụng vốn của hai ngân hàng (tức 01 tài sản đưa ra thế chấp đã hình thành vốn vay từ hai ngân hàng).

    Đây có phải là hành vi lừa đảo, có cấu thành tội phạm, với tội danh “chiếm đoạt tài sản Nhà nước” hay không, mong ngành chức năng, nhất là Cảnh sát kinh tế Công an TP.Tuy Hòa và Công an tỉnh Phú Yên, sớm làm sáng tỏ. Hơn nữa, đây là thiết bị máy móc, nếu cứ để tồn kho lâu ngày sẽ bị hư hỏng, có thể trở thành đống sắt vụn, thiệt hại sẽ càng lớn.

    Phi Công
     

CLICK ỦNG HỘ PHÚ YÊN